Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tham gia tọa đàm về sản phẩm du lịch đêm

15/07/2024 15:22
Chia sẻ qua:
 (Hanoitourist) - Chiều 12/7, tại tòa nhà Hanoitourist, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đêm “Nâng tầm giá trị điểm đến”, qua đó hỗ trợ TP Hồ Chí Minh phát triển loại hình du lịch này. Buổi tọa đàm có sự tham gia của Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Công ty Lữ hành Hanoitourist cùng đại diện nhiều đơn vị doanh nghiệp lữ hành khác.

 (Hanoitourist) - Chiều 12/7, tại tòa nhà Hanoitourist, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đêm “Nâng tầm giá trị điểm đến”, qua đó hỗ trợ TP Hồ Chí Minh phát triển loại hình du lịch này. Buổi tọa đàm có sự tham gia của Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Công ty Lữ hành Hanoitourist cùng đại diện nhiều đơn vị doanh nghiệp lữ hành khác.

Description: C:UsersHPDesktopsự kiệntọa đàmIMG_0509.JPGToàn cảnh buổi tọa đàm tại tầng 9 tòa nhà Hanoitourist.

Tại buổi tọa đàm, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh đã giới thiệu một số các điểm du lịch mang đậm tính văn hóa, lịch sử đã được xây dựng sản phẩm du lịch khám phá trải nghiệm như: di tích bến cảng  Nhà  Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, văn hóa ẩm thực của người dân Nam Bộ, sản phẩm OCOP. Hiện trên địa bàn TP Hồ Chí Minh có 366 điểm di tích văn hóa và đã xây dựng được 49 tour khám phá TP nhưng trong đó chỉ có 3 tour đêm. Còn du lịch Hà Nội đang vận hành một lượng lớn tour gắn với di tích lịch sử, văn hóa như tour đêm Hỏa Lò, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu-Quốc Tử Giám…

Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại chương trình.

Xuyên suốt buổi tọa đàm, các doanh nghiệp Hà Nội đồng tình ý kiến các tour thành công đều có một điểm chung là khai thác hiệu quả giá trị văn hóa đặc trưng của di sản, địa phương. Với các điểm di tích, việc xây dựng tour đêm mang ý nghĩa về xây dựng thương hiệu, thu hút du khách đến thăm quan vào ban ngày.

Các doanh nghiệp lữ hành  có chung ý kiến, để thành công trong xây dựng tour đêm đòi hỏi sự kết hợp giữa doanh nghiệp lữ hành với điểm đến. Trong đó đòi hỏi chính bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ về những nét đặc sắc của điểm đến, từ đó xây dựng sản phẩm đặc trưng.

Du lịch TP Hồ Chí Minh nên khai thác các điểm du lịch-văn hóa như Bến Nhà Rồng, Dinh Thống Nhất theo hướng có những chương trình biểu diễn văn hóa địa phương, xây dựng trải nghiệm cho du khách. Nhưng để làm được điều này đòi hỏi ngành du lịch có được những cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp tham gia xây dựng tour theo hướng xã hội hóa.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Phạm Trung Lương tại buổi tọa đàm

Để ngành du lịch TP Hà Nội và Hồ Chí Minh phát triển du lịch đêm, dưới góc độ chuyên gia, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch Phạm Trung Lương nêu rõ, du lịch đêm bao gồm hoạt động dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, thúc đẩy tiêu dùng, trải nghiệm điểm đến của du khách. Vì vậy để phát triển kinh tế đếm cần nhà nước điều chinh quy hoạch các điểm vui chơi giải trí sao cho phù hợp thực tế.

“Vì vậy đề nghị cơ quan quản lý trong quá trình triển khai bộ luật cần bổ sung thêm những quy định phân cấp, phân quyền cho cho địa phương. Qua đó các địa phương như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội có những chính sách khuyến khích phát triển kinh tế đêm quy mô lớn phù hợp thực tế” - ông Lương kiến nghị.

Chương trình tọa đàm đã diễn ra thành công tốt đẹp.

Tuấn Minh/P.ĐT&PT