Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang 2019-03-19 15:38:12 thôn Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng. Ngày này các sư gọi là ngày giỗ tổ nên cũng gọi là hội giỗ tổ chùa La. Chùa Vĩnh Nghiêm là ngôi chùa cổ nổi tiếng có từ thời Lý, Trần (thế kỷ XII - XIII) thuộc dòng Thiền phái Trúc Lâm. Chùa này nằm ở chỗ hợp lưu của sông Lục Nam và sông Thương. Khu vực này năm xưa còn gọi là khu vực ngã ba Phượng Nhãn. Chùa nhìn ra ngã ba sông và nhìn về phía Lục Đầu Giang - Kiếp Bạc. Phía sau chùa là thôn Đức La xa hơn nữa là vùng Cẩm Lý cửa ngõ ra vào vùng núi Yên Tử. Bao quanh chùa có một số núi lớn tiêu biểu là núi Cô Tiên. Ra vào chùa có thể đi theo sông Thương, sông Lục Nam và con đường quốc lộ 31 đi Trí Yên (Yên Dũng). Do thuận tiện giao thông như vậy nên khách thập phương đến hội không có trở ngại. Trong ngày hội (14/2), các tăng ni ở chùa thắp hương tụng kinh, niệm phật ở tam bảo, nhà tổ đệ nhất và nhà tổ đệ nhị. đồng thời cũng thỉnh chuông hoăng dương phật pháp vào lúc sớm, tối trong ngày. Từ ngày 13 trở đi, khách thập phương từng đoàn từ 5, 10 đến 20, 30 người lũ lượt kéo về chùa. Khách đến chùa trẩy hội hầu hết là các già, các vãi và thanh thiếu niên nam nữ. Hàng quán được mở tạm dọc theo đường từ tam quan vào đến nhà tiền đường. Trong khu vực nội tự, không có hàng quán nhưng đông các đoàn dâng hương hành lễ. Xen lẫn trong đó các đội văn nghệ của làng biểu diễn tích chùa. Tổ Chúc Lâm ở Chùa Vĩnh Nghiêm là ba vị : - Giác Hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông - Thiền Sư Pháp Loa - Thiền sư Huyền Quang Về ba vị tổ này, trong một số tấm bia cũ, ở đoạn nói về thời Lý đã ghi : Vua Lý Thái Tổ mở ra chùa chiền . Tăng đồ thịnh hành là thời kỳ đạo phật đại hát đạt. Song không có bia để lại . Chỉ được nghe đại lược như vậy.Ở đời Trần , thì xem trong truyện ký có vua Trần Nhân Tông , cũng là con trưởng vua Thánh Tông lên năm Mậu Dần , đổi niên hiệu là là Thiên Bảo ( 1279- 1284). Ngài là người nhân từ có trí thao lược ,xứng đáng đứng đầu thời nhà Trần , nhưng lúc muộn việc nhàn rỗi , phái mời thiền khách đế giảng giải nghiên cứu tâm tông , tham khảo Tuệ trung thượng sỹ, đi sâu vào thiền cốt . Sau nhường ngôi cho Anh Tông ( theo sử ký : ở ngôi 5 năm , xuất gia 8 năm ). Năm thứ 21, Quý Sửu (1313) Pháp Loa phụng chiếu đến chùa Vĩnh Nghiêm, định chức tăng trong thiên hạ và đặt nơi dựng ở chùa một năm. Sau cứ ba năm một lần làm như vậy, nên tăng ni giáo xuống vài ngàn. Ngày 13 - 2 năm Canh Ngọ, niên hiệu Khai Hựu thứ 2 (1330) Pháp Loa về viện Quỳnh Lâm, bèn đem những điều mà Điều Ngự đã truyền trước đây là giá trạng và tả tâm kệ truyền cho sư Huyền Quang dạy rằng phải gìn giữ lấy. đến ngày 3-3 Pháp Loa cầm bút viết kệ xong, không bệnh qua đời . Thái thượng Hoàng gia phong hiệu cho sư là Tịnh trí tôn giả, gọi là pháp viên thông. |