Hà Nội

28/11/2018 11:12
Chia sẻ:
Thành phố Hà Nội là Thủ đô ngàn năm văn hiến với những di tích cổ xưa, cuộc sống yên bình. Nếu đã một lần du lịch Hà Nội, chắc chắn bạn không thể nào quên không khí đặc trưng nơi đây, với Hồ Gươm, Hồ Tây, những quán cafe trầm mặc, những con đường nhỏ và những gánh hàng rong.

ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN, VUI CHƠI KHI ĐẾN DU LỊCH HÀ NỘI:

6.Địa điểm tham quan, vui chơi khi đến du lịch Hà Nội:Slideshow

Hồ Hoàn Kiếm: 


Điểm đặc biệt của địa lý Hà Nội là trong lòng thành phố có rất nhiều hồ và bao quanh thành phố là những con sông lớn. Hồ Hoàn Kiếm nằm ngay giữa trung tâm thành phố với tháp rùa cổ kính nằm trên một bán đảo nhỏ giữa hồ. Bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm là những công trình kiến trúc đầy ấn tượng và là di sản đáng quý của thành phố: tháp Bút, đài Nghiên, cầu Thê Húc dẫn vào lầu Đắc Nguyệt hay đình Trấn Ba…trên lối dẫn vào đền Ngọc Sơn. 

Chùa Một Cột: 

Hà Nội là trung tâm đạo giáo và phật giá của Việt Nam vì thế trong nội thành có rất nhiều đền chùa với hàng trăm năm tuổi. Nổi tiếng nhất là ngôi chùa Một Cột có kiến trúc hình bông sen có thể nói là độc đáo nhất Việt Nam, cũng là điểm tham qua không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Ngoài ra còn có chùa Trấn Quốc, ngôi chùa cổ kính lâu đời được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế (thế kỷ 6). 

Văn Miếu – Quốc Tử Giám: 

Là nơi thờ Khổng Tử, đặt bia tiến sĩ và cũng là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử giám trở thành điểm đến phổ biến của du lịch Hà Nội, là nơi trao bằng khen cho những học sinh sinh viên có thành tích xuất sắc. Các sĩ tử trước mỗi kỳ thi thường đến đây để cầu may. 

NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI:

Nhà thờ lớn Hà Nội: Slideshow

Công trình kiến trúc tiêu biểu của Hà Nội. Quang cảnh thoáng đãng và dễ chịu khiến nơi đây là điểm đến thu hút của giới trẻ Hà Nội cũng như những người du lịch Hà Nội. Buối sáng ngồi café vỉa hè đặc trưng khoan khoái hưởng thụ cái thời tiết se lạnh của tiết trời Hà Nội. Đến tối cùng tụ họp bạn bè chuyện phiếm bên ly trà chanh. 

Khu phố cổ: 

Điểm nhấn của du lịch Hà Nội. Hà Nội 36 phố phường với những ngôi nhà cổ và những con phố vẫn lưu giữ lại được dáng vẻ của chúng từ thế kỷ 19. Bạn có thể lang thang cả ngày trên những con phố cổ, khám phá những nơi yên bình và giản dị vốn có của Hà Nội. Đi tới nơi đây bạn mới cảm nhận được nét đẹp của con người Hà Nội, gần gũi và thân quen. 

Nhà hát Lớn Hà Nội: 

Là một phiên bản nhỏ hơn của Opéra Garnier ở Paris, số 1 Tràng Tiền, con phố trung tâm của thành phố. Nhà hát Lớn còn là nơi diễn ra rất nhiều những sự kiện trọng đại của đất nước. 

Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh: 
 

Du lịch Hà Nội thì không thể bỏ qua trung tâm chính trị của Việt Nam với nhà Quốc Hội, Phủ chủ tịch, Quảng trường Ba Đình lịch sử nơi Bác Hồ đã đọc tuyên ngôn độc lập ra đời nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Lăng Bác hay còn gọi là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi đặt và lưu giữ thi hài của Người. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh mở cửa 5 ngày một tuần, vào các buổi sáng thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm, thứ Bảy và Chủ nhật. Khách viếng thăm buộc phải tuân theo những yêu cầu như ăn mặc chỉnh tề, không đem các thiết bị điện tự ghi hình và giữ trật tự trong lăng. 

Khu di tích Phủ Chủ tịch 

Phía sau Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một căn nhà sàn khiêm tốn, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh sống trong những năm 1960. Ngôi nhà sàn mang dáng dấp của một ngôi nhà nông thôn truyền thống, tại đây còn có cả một khu vườn tươi tốt cũng như ao cá chép. Trong quần thể di tích này còn có cả Phủ Chủ tịch, được xây dựng cho Thống đốc Pháp trong thời kỳ thuộc địa vào đầu những năm 1900. Tòa nhà này ngày nay được dùng để tiếp các đoàn khách quốc tế quan trọng và không mở cửa cho công chúng vào tham quan. 

Chùa Trấn Quốc: 

Có kiến trúc giống như một bông sen đang nở. Chùa nằm ở bán đảo phía đông Hồ Tây, Hà Nội, được xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế. Trong chùa hiện nay còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị văn hóa lịch sử như bộ tượng thờ ở Thượng Điện, đặc biệt là pho tượng Thích Ca nhập Niết Bàn. Ngôi chùa là điểm đến hấp dẫn, thu hút nhiều phật tử và du khách đến tham quan. 

Hồ Tây: 

Nằm không xa trung tâm thành phố, Hồ Tây là hồ có diện tích lớn nhất Hà Nội. Bạn có thể thuê xe đạp nước hoặc đi du thuyền quanh Hồ Tây. Thời điểm thích hợp nhất để bạn đến nơi đây là lúc hoàng hôn ngắm mặt trời lặn. Bên cạnh Hồ Tây là ngôi làng cổ Nghi Tàm, nơi đây còn lưu giữ lại được những thú chơi tao nhã của con người Hà Nội xưa đó là thú chơi canh cảnh, bon sai. Nghi Tàm còn đường mệnh danh là làng hoa, cứ mỗi dịp tết đến xuân về là ngôi làng này sẽ tràn ngập trong sắc hoa tươi thắm. Gần khu vực Hồ Tây còn có làng Ngũ Xã với truyền thống đúc đồng, làng Yên Phụ với nghề làm nhang, đều là những địa điểm nên ghé thăm khi du lịch Hà Nội. 

- Các khu vực xung quanh Hà Nội: Làng gốm Bát Tràng, Làng cổ Đường Lâm, Việt phủ Thành Chương, Vườn quốc gia Ba Vì, ...

LỄ HỘI CHÙA HƯƠNG

Lễ hội chùa HươngSlideshow

Đây là lễ hội gắn liền với khu danh thắng Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Theo thông lệ, lễ khai hội từ mồng 6 âm lịch và kéo dài hết tháng 3. Lễ hội chùa Hương được xem là lễ hội thu hút sự chú ý nhiều nhất của nhân dân cả nước mỗi dịp Xuân về. 

Hội Gò Đống Đa 


Hội gò Đống Đa diễn ra hàng năm vào ngày mồng 5 tháng Giêng âm lịch tại gò Đống Đa thuộc phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là lễ hội chiến thắng, được tổ chức để tưởng nhớ tới chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Ngày hội có nhiều trò chơi vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ, đặc biệt tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội. Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang. 

Hội Cổ Loa 

Lễ hội Cổ Loa diễn ra từ mồng 6 đến 16 tháng Giêng âm lịch tại đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sáng 6 Tết, hội mở đầu bằng đám rước Văn với 5 lá cờ ngũ hành, phường bát âm, giá văn tế đặt trong kiệu Long đình, có lọng, tàn che. Sau đám rước Văn là màn tế lễ diễn ra quá giờ ngọ (12 giờ trưa). Tiếp theo là đám rước thần của 12 xóm. Ngoài ra trong lễ hội còn có nhiều trò chơi khác nhau: chơi đu, thổi cơm thi, hát trù, hát chèo.. .Hội Cổ Loa kéo dài cho tới 16 tháng Giêng mới làm lễ tế tạ trời đất, kết thúc lễ hội. Lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và suy tôn Thục Phán An Dương Vương, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa. 

Hội Gióng 

Hội đền Gióng được tổ chức tại đền Sóc thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Hội thường bắt đầu từ mồng 6 tháng Giêng đến 12 tháng 4 âm lịch. Hội Gióng được tổ chức để tưởng nhớ đến Thánh Gióng, vị anh hùng thiếu niên của dân tộc ta. Trong lễ hội có những nghi thức độc đáo như: Lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng. Năm 2011 Hội Gióng (gồm 2 lễ hội chính tại Sóc Sơn và tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

QUÀ LƯU NIỆM

7.Quà lưu niệmSlideshow

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm 

Nếu bạn đến Hà Nội bạn có thể ghé thăm các cửa hàng lưu niệm sơn mài, sản phẩm truyền thống được thiết kế nghệ thuật, cầu kì, tỉ mỉ. Những sản phẩm này được bán tại các cửa hàng dọc phố Lý Quốc Sư, Hàng Gai, Hàng Bông …. Một lưu ý nhỏ là món đồ này thường được bán cho khách Tây và những người khắt khe về mặt thẩm mỹ nên giá cả cũng cao hơn so với các mặt hàng thông thường khác. 
Một số địa chỉ mua đồ thủ công mỹ nghệ để bạn tham khảo: 
• Lacasa, số 12 Nhà Thờ, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
• Craft Window, 99 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội 
• Hoa Sữa, 63A Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
• Craft Link, 43 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội 

Lụa 

Làng lụa Vạn Phúc nằm cách trung tâm Hà Nội 10km nổi tiếng với nghê dệt lụa. Lụa ở đây có đặc tính mềm, mỏng, thoáng mát và nhẹ khác với các loại lụa thông thường, chất liệu đa dạng. Những kiểu dáng mang đậm bản sắc dân tộc cũng được các nghệ nhân trong làng lựa chọn để thu hút khách nước ngoài. 
Ngoài ra để mua những sản phẩm về lụa, may áo dài, mũ, quần áo, khăn…. bạn cũng có thể tới các cửa hàng chạy dọc phố Hàng Gai, Hàng Trống, phố Nhà Thờ nếu không muốn đi xa 
Một số địa chỉ mua lụa để bạn tham khảo: 
• Làng lụa Vạn Phúc, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội 
• Khai Silk, 26 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội 
• Lụa Hà, 538 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội 

Gốm sứ 

Nếu có dịp đến thăm Hà Nội thì du khách không nên bỏ lỡ đến thăm làng gốm Bát Tràng. Đến đây du khách không chỉ được mua đồ lưu niệm được làm từ gốm với giá rất rẻ, mà còn được tự tay học và làm những sản phẩm từ gốm theo phong cách của riêng mình, đây cũng là trải nghiệm rất thú vị và ý nghĩa. Tuy nhiên cần phải chú ý khâu vận chuyển vì những món đồ này khá dễ vỡ. 

Ô MAI

Ô maiSlideshow

Hội tụ đầy đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt, Ô mai chính là tinh hoa của ẩm thực Hà Thành. Các loại ô mai khá đa dạng, hương vị ngon, lựa chọn phong phú, giá cả phải chăng được khách du lịch rất ưa chuộng. Ô mai được sấy khô nên để được rất lâu, rất dễ bảo quản. 
Nổi bật nhất, đặc trưng nhất trong những món ô mai ở Hà Nội đó chính là ô mai sấu. Trái sấu ngâm chua chua ngọt ngọt, được chế biến cùng với một chút gừng vị cay nhè nhẹ .Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị giòn cay chắc chắn sẽ làm say lòng những vị khách khó tính. Con phố Hàng Đường là nơi bán rất nhiều các loại ô mai. Du khách có thể dừng chân tại đây để nếm thử tất cả các loại ô mai và lựa chọn loại ưng ý nhất để đem về làm quà. 
Một số địa chỉ mua ô mai để bạn tham khảo 
• Ô mai Hồng Lam, số 11 Hàng Đường, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
• Ô mai Vạn Lợi, số 24 Hàng Da, Hoàn Kiếm, Hà Nội 

Cốm 


Đặc sản Hà Nội làm quà 
Khi tới Hà Nội thì bạn không thể không nhắc tới món cốm làng Vòng. Thử dừng chân ở làng Vòng trong tiết trời thu mát mẻ, du khách sẽ cảm nhận được trong không gian dịu ngọt, thoang thoảng hương cốm khắp phố phường. Cốm thường được bọc trong những chiếc lá sen và ăn kèm với chuối chín. Thưởng thức một chút, hay mang cốm tươi về làm quà, cảm xúc không thể nào diễn tả được ngoài 2 từ “hạnh phúc”. 
Nếu bạn không đến du lịch Hà Nội vào mùa thu được thì vẫn còn rất nhiều đặc sản khác làm từ cốm như : Bánh cốm, xôi cốm, cốm xào hay chả cốm … để bạn mua về làm quà. Tuy nhiên một số loại thời gian sử dụng khá ngắn, vì vậy bạn nên lưu ý 
Một số địa chỉ mua cốm để bạn tham khảo: 
• Cốm làng Vòng bà Hoản, số 36 ngõ 63 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội 
• Bánh cốm Nguyên Ninh, số 11 Hàng Than, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
• Cốm xào, số 1A Đinh Liệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội 

Trà sen 

Mùa thu Hà Nội có hương cốm, thì mùa hè khách du lịch sẽ được đắm chìm trong vẻ đẹp thanh tao của sen Tây Hồ. Trong tiết trời gay gắt tháng 6 mùa hè, cũng là lúc hoa sen bắt đầu khoe sắc, cũng là lúc người ta thưởng thức những chén trà sen ngọt ngào xua tan đi cái nóng gay gắt của mùa hè. Trà sen được chế biến rất cầu kì, nên khi thưởng thức trà du khách sẽ cảm nhận được cái tinh hoa, đậm đà lan tỏa trong miệng. 
Một số địa chỉ mua trà sen để bạn tham khảo: 
• Cửa hàng Ninh Hương, 22 Hàng Điếu, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
• Trà Đông Sơn, 169 Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội 
• Trà Việt, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội 

Sấu 

Sấu là món ăn khá thân thuộc với người dân thủ đô, từ sấu ta có thể chế biến được nhiều món ăn hay nước giải khát ngon tuyệt. Với mỗi du khách đến với Hà Nội, đặc biệt là du khách miền Nam, ai cũng phải mua cho mình một túi sấu để về làm quà. Nếu du khách đến vào chính vụ mùa sấu, khi đi khắp nẻo đường của thủ đô bạn sẽ bắt gặp rất nhiều sạp hàng bán sấu tươi. 
Còn nếu đi vào trái vụ, bạn có thể tìm đến khu chợ Đồng Xuân mua sấu tươi, giá thành lúc này cao gấp 4-5 lần so với sấu vào mùa vụ. Đây là đặc sản và một món quà từ Hà Nội được rất nhiều người yêu thích. 
Một số địa chỉ mua sấu để bạn tham khảo: 
• Chợ Đồng Xuân 
• Chợ Long Biên